Chuyển đến nội dung chính

Bàn Cổ

Bàn Cổ (盤古/盘古) được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc.

Thông tin

Tên: BÀN CỔ

Tôn hiệu: Bàn Cổ đại đế, Bàn Cổ thị thánh đế

Bảo vật: Rìu khai thiên (Bàn Cổ phủ)

Liên quan: Bàn Cổ khai thiên 

Sự tích

Theo Lão giáo, Bàn Cổ là thủy tổ của loài người, do Mẹ sinh ra.

Một số sách thì miêu tả ông đại ý như sau: “Vào lúc trời đất còn chưa hình thành, tất cả đều là một khối hỗn độn, chưa có trên dưới, phải trái, đông tây nam bắc, không có ánh sáng cũng chẳng có thanh âm, tất cả chỉ là một không gian hoàn toàn không có sự sống. Ở trung tâm của khối hỗn độn đó là thủy tổ của loài người chúng ta: Bàn Cổ.

Qua 18.000 năm thai nghén, cuối cùng Bàn Cổ cũng sinh đẻ. Ngài cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mở ra, chia làm hai phần: phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, vì thế hình thành bầu trời; phần nặng mà đục mỗi ngày đều rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn lên một trượng. Ngài càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất, một người cao lớn không ai sánh nổi. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần. Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả

Từ khi bắt đầu đến khi Trời Đất hình thành trải qua 18.000 năm. Lúc này giữa Trời và Đất chỉ có một con người là Bàn Cổ, mọi nỗi buồn vui của Bàn Cổ đều ảnh hưởng trực tiếp đến tự nhiên. Khi Ngài vui vẻ, bầu trời trong xanh; khi Ngài tức giận, trời sinh u ám; khi Ngài khóc, nước mắt thành mưa và tuyết; khi Ngài thở dài, thành gió và mây. Bàn Cổ sống 18.000 tuổi.

Khi Ngài chết. mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, máu biến thành sông, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, da biến thành cây cỏ, xương cốt và răng biến thành vàng đá, tinh túy biến thành châu ngọc, mồ hôi biến thành mưa. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, tay trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn.”

Rìu Khai Thiên – Bàn Cổ Phủ

Là vũ khí xuất hiện trước cả trời đất được Bàn Cổ tìm thấy. Sau khi Bàn Cổ cầm rìu bổ vào bóng tối hỗn độn để tạo ra trời đất thì nó đã bị vỡ thành từng mảnh. Các mảnh vỡ của thần rìu hóa thành Thái Cực Đồ, Bàn Cổ Phan và chuông Hỗn Độn. Hồng Quân Lão Tổ đem những mảnh vỡ của thần rìu chia cho Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Đông Hoàng Thái Nhất.

(Sưu tầm)




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồng Quân Lão Tổ

HỒNG QUÂN LÃO TỔ ( 鴻鈞老祖 / 鸿钧老祖 ) là vị thần tối cao trong đạo giáo Trung Quốc, là sư phụ của Lão Tử, Nguyên Thuỷ thiên tôn, Thông Thiên giáo chủ trong tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa” Thông tin Tôn hiệu: Hồng Quân lão tổ cửu thiên cảm ứng từ tôn Nơi ở: Cung Tử Tiêu Đệ tử giữ cửa: Huyền Đô đại pháp sư Sự ra đời Khởi nguyên vũ trụ từ Hư Vô – Hỗn Độn phát xuất một khối ánh sáng vĩ đại mang năng lượng vô cùng vô tận gọi là Đại Linh Quang hay Thái Cực Quang hay có thể tạm gọi là Đạo Nguyên. Lúc bấy giờ khối ánh sáng ấy phân tán hóa sinh, biến hiện nên thân ảnh ba vị tận thiện tận mỹ đầu tiên là Hồng Quân Lão Tổ, Ngọc Hoàng Thượng Đế và Dao Trì Kim Mẫu. Hồng Quân Lão Tổ xuất hiện chính là việc Đạo Quang đại phát, chiếu diệu mạnh mẽ, lưu truyền từ Đạo nguyên vi diệu đến những nơi vô minh tối tăm, chưa có ánh sáng trong vũ trụ bao la vô cùng tận. Ngoại hình Hồng Quân Lão Tổ thường thị hiện thân ảnh lão nhân râu tóc bạc phơ, da rẻ hồng hào tươi sáng,ánh mắt từ bi hiền hòa, luô